Historia de la Compañía
DILIGO HOLDINGS – TỬ TẾ TỪ TÂM
The Founder of Diligo Holdings
Mr. Henry Vu
CEO VŨ ĐỨC SỸ: ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ – ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ CỦA ĐỨC PHẬT TRONG KINH DOANH ĐỂ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TỒN.
Câu 1: Thưa anh Vũ Đức Sỹ – CEO công ty Diligo Holdings, như tạp chí văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được biết thì tôn chỉ định hướng xuyên suốt trong tư tưởng, lời nói và hành động trong văn hoá của Diligo là “Tử tế từ tâm”, tôn chỉ này có ý nghĩa gì với anh vậy?
Anh Vũ Đức Sỹ: Nói về “Tử tế từ tâm” có lẽ chúng ta phải đi về tuổi thơ của anh một chút. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, bố mẹ anh là bộ đội và nông dân. Khi bố mẹ anh sinh ra anh trong thời kỳ bao cấp cuộc sống nghèo khó. Anh lớn lên trong cơ cực, lớp 7 anh đã phải lo cho 8 miệng ăn trong gia đình. Tuổi thơ rất đói nghèo về vật chất nhưng rất giàu có về đời sống tinh thần, nhà anh lại ở gần chùa Bút Tháp. Lúc anh bé thì bà nội anh ở ngoài chùa, bà có duyên lớn với Phật, ở chùa khoảng 26 năm tu dưỡng quét dọn cái TÂM, không cầu, không cúng, không tụng niệm mà chỉ sống một mình trông chùa, quét rọn, lau chùi, vệ sinh chùa, chăm sóc cây cối và nghỉ ngơi chơi vô sự, cuộc sống cực kỳ thanh thản, an lạc, bình an. Bà anh 96 tuổi mới mất vì già yếu, hầu như không bị bệnh tật gì. Khu nhà sau chùa Bà anh ở là một cây Thị rất to, bên cạnh là cây hoa Mộc Lan, Hoa Gạo anh thường ra đây chơi dưới bóng mát một mình. Thời bao cấp, anh nhớ mãi cái ngày giáp Tết, mẹ anh giao nhiệm vụ mang sổ ra bách hóa tổng hợp của hợp tác xã để xếp hàng từ khoảng 2h giờ sáng tới 17 giờ bị nhiều người lớn chen lấn, bon chen trước cửa hợp tác xã đẩy mình ra, cuối cùng cũng đến lượt mình mang sổ vào được cấp phát 1 cái lốp xe đạp, 1 miếng thịt má cổ, 1 chai nước mắm nút lá chuối về ăn Tết. Lớn hơn chút, anh hiểu cuộc sống nghèo khó, cố gắng phụ giúp cha mẹ vì thương ông bà lớn tuổi, 5 anh chị em gia đình nhỏ bé, gia đình đói khát, cả tháng không được một bữa cơm trắng để ăn, toàn là rà rốt, rau lang luộc, ngô om, không có cả muối trắng để ăn vì hợp tác xã không phát vì thiếu hàng hoá. Thời ấy, cả làng anh trồng rau củ, rau cải giống nhau, thường 21h tối anh bắt đầu bó rau, xếp vào xọt sắt nặng khoảng 150kg để 2-3 giờ sáng đạp xe ra chợ Thạch Bàn, Chợ Long Biên để bán…bán ế quá, vì ai cũng bán 1 thứ hàng giống nhau, anh đi vào phố cổ Hà Nội tìm những người bán cơm bụi nhờ họ giúp đỡ: “Kính thưa cô, vì tình thương cô mua rau giúp con được không ah? ” Nhiều người lớn thấy anh nhỏ bé thương mà mua giúp, anh vô cùng biết ơn họ. Họ mua là nhờ tình thương nên anh rất biết ơn khách hàng, có người nhìn thương mình quá, mua cho cả xe rau nặng cả tạ rau mà giá hồi đó khoảng 1.800 đồng thôi, anh tiếc tiền lắm chỉ dám mua một cặp bánh gai đã hết 180 đồng. Anh rất thương bố mẹ, ông bà, cả gia đình cực khổ vất vả mới làm ra mớ rau. Anh đạp xe về trường cấp 3 Thuận Thành 1 Bắc Ninh để học, về tới nơi thường khoảng 15h chiều, cơ thể mệt mỏi vô cùng, buồn ngủ quá không học được, lăn xuống dưới hàng ghế cuối cùng để ngủ. Thầy cô, bạn cùng lớp ai cũng thương hoàn cảnh mình nhà nghèo, khổ từ bé nên để mình ngủ. Khi nhỏ anh thương bố lắm, ông vất vả nhưng ý chí ngút ngàn, lúc nào cũng dạy con tự chủ, tự lực, tự cường, không trông chờ vào một ai. Ông là bộ đội về, không lo được nhiều cho vợ con, làm gì có tiền đâu, một mình mẹ anh tần tảo, cần mẫn cày cuốc từng thước đất, từng thửa ruộng để trồng, cấy lo cho gia đình với 8 miệng ăn. Bà là người phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, nuôi con bằng cả tình thương, dù cuộc sống cơ cực khủng khiếp vậy nhưng chưa bao giờ anh thấy bà mắng, chửi con, trách móc, phàn nàn về các con, kể cả 3 cô con dâu, bà thương con dâu, con rể như con đẻ, tâm luôn bình đẳng với các con cháu, lúc nào bà cũng nhẹ nhàng bao dung, một điều con ơi, hai điều con ơi, bí mật dạy con của Bà là là xuất phát từ tình thương yêu, nên kết quả 3 con trai đều là doanh nhân, con gái làm hiệu trưởng và thanh tra ngân hàng nhà nước, không một ai uống rượu, bia, hút thuốc lá, hết giờ làm là về với gia đình. Bà có 11 cháu nội ngoại vẫn duy trì được truyền thống hàng tháng về quê ăn cơm sum họp gia đình ít nhất một lần. Bà có thói quen hy sinh vì chồng vì con rất tuyệt vời, đến tận giờ bà vẫn ra đồng từ 4 giờ sáng để trồng rau hữu cơ (organic) thu hoạch đóng từng bao tải gửi ra Hà Nội cho từng đứa con. Bà nói “Mẹ còn khoẻ, sẽ duy trì điều này suốt cả cuộc đời, vì mẹ thương con, thương cháu, nhiều người không hiểu biết, họ chỉ vì tiền, họ phun thuốc sâu vô tội vạ, dùng hóa chất bảo quản, chất kính thích tăng trưởng cho rau củ…con người ăn thời gian dài sẽ sinh bệnh tật, giờ ung thư rất nhiều lắm. Chính những người làm ác như thế họ cũng bị bệnh tật, nhiễm độc, họ chết khổ đau, âu cũng là nhân quả họ nhận lại. Nên mẹ cứ giữ vài sào đất ở quê để trồng rau gửi nuôi các con, cháu ăn cho khỏe mạnh thì mẹ mới yên tâm và an vui được.” Nhờ mẹ anh mà cái thân rau củ quả sạch của anh nó mới được khỏe mạnh, nhờ bà cần mẫn, nhờ tình thương yêu đó mà 11 đứa cháu với các con được dùng thực phẩm sạch, thân thể luôn khỏe mạnh. Nên anh rất quý trọng và tiết kiệm từ bé, cố gắng phụ gia đình. Đến năm 1990 khi bố anh kinh doanh bằng việc vay vốn lãi suất khoảng 5%/tháng, mua cái xe công nông đầu ngang khoảng 23 triệu kinh doanh vận tải, nhưng ít việc, áp lực trả nợ lại đè nặng lên vai mẹ anh. Bà phải đi xúc cát dưới bãi sông Đuống từ 2 giờ sáng đến 10h đêm, lấy cát bán, cực quá bà bị thổ huyết, bị bệnh dạ dày lại lao tâm khổ tứ bệnh nặng gần chết. Gia đình căng thẳng, vì nợ nần lãi suất quá cao, anh mới lớp 9 đã lái công nông trở cát kiếm tiền, bán 1 xe cát được 2.500 đồng, nhưng rồi sau gia đình vẫn phá sản vỡ nợ tới 18 triệu đồng tiền lãi không thể thanh toán. Anh nghỉ học, bố anh trở anh ra Hà Nội nhờ người quen xin việc cho anh ở đường Hàm Tử Quan, ngoài sông Hồng, ngày thì đi bốc gạch, tôi vôi, xúc cát, làm thuê, làm mướn, đạp xích lô trở vật liệu xây dựng…đêm ngủ vỉ hè đường Trần Quang Khải gần nhiều người vô gia cư giống mình như: gái mại dâm, người nghiện ma túy, người làm bốc vác, cửu vạn giống mình. Anh thấy họ khổ hơn mình vì họ không được ăn học, còn mình khác họ là cửu vạn được ăn học, nhưng mình cũng ăn ngủ cùng họ, đồng cam cộng khổ với họ nên anh rất thương họ. Lúc khó khăn nhất lại gặp nhiều người tốt nên không bao giờ anh quên được, tuổi thơ nghèo khó những luôn được sống trong sự tử tế, anh luôn nhắc nhở bản thân cũng phải là người sống tử tế. Nói tới “ nhân duyên” anh phải nói tới những người quý nhân của anh. Ngày còn làm cu li cửu vạn ở ngoài bãi Sông Hồng, một người bạn học cấp 3 cùng quê anh rất giỏi và đạo đức, anh là anh Tiến Sĩ Dương Quốc Hoàng tốt nghiệp bằng đỏ Đại Học Bách Khoa Hà Nội ngành điện tử viễn thông, rồi lấy học bổng cao học và làm tiến sĩ và sau tiến sĩ tại Học viện khoa học và công nghệ Hàn Quốc (KAIST) anh ấy hiện giờ đang làm việc bên bang Arizona của Mỹ về ngành thiết kế Chip cho Apple. Chính anh ấy là người dìu dắt, dạy anh lại kiến thức môn toán từ cấp 2 đến cấp 3 để anh thi đậu đại học lại. Buổi tối anh đi đạp xích lô về, anh ấy đi làm thêm gia sư xong 21h anh ấy qua dạy anh tới 2h sáng lại đạp xe đạp về kí túc xa đại học Bách Khoa. Anh ấy luôn động viên và khuyên anh “Giờ bạn làm cửu vạn có tiền đấy nhưng nếu có giàu cũng chỉ là trọc phú thôi, nên phải đi học, phải có kiến thức.” Anh Hoàng khuyên và dạy lại kiến thức môn toán cho anh, năm sau anh thi 6 trường đại học thì đỗ được 3 trường. Anh chọn học đại học công đoàn, khoa quản trị kinh doanh vì mình nghĩ kinh doanh là có tiền là hết khổ và anh đăng ký học văn bằng 2 học Ngoại Thương vì tin rằng đất nước sẽ mở cửa và đăng ký học thêm đại học Ngoại Ngữ khoa Tiếng Anh, tham học lắm. Vừa đi học vừa đạp xích lô, vừa dạy gia sư để kiếm tiền ăn học 100% mà còn giúp cha mẹ lo cho các em ở nhà ăn học ở quê. Lúc sinh Viên anh thấy được rằng đất nước mình mở cửa sẽ cần ngôn ngữ để giao tiếp với nước ngoài, nên anh thành lập câu lạc bộ tiếng anh đầu tiên ở trường Đại học Công Đoàn, chủ động khích lệ các trường và kết nối giao lưu với các trường khác như trường Đại Học Ngoại Thương, ĐH quốc gia để phát triển phong chào nói tiếng Anh ở Hà Nội. Nhờ vậy mà anh tạo ra động lực để sinh viên trẻ thủ đô, giúp họ có môi trường thực hành giao tiếp tiếng anh, nên anh rất tự tin tiếng anh và được Chủ Tịch Hội Sinh Viên Việt Nam tặng bằng khen. Nhờ vậy anh ra trường lương cao nhất trường Đại Học Công đoàn khoảng hơn 2,000 usd/tháng và làm lãnh đạo khi mới là sinh viên, lương 2 tháng là có thể mua được nhà ở Hà Nội.
Câu 2: Mọi việc đều cần có đủ “cơ duyên mới hợp thành”. Vậy cơ duyên nào để anh quyết tâm khởi nghiệp chứ không phải làm công ăn lương như bạn bè, vì sao anh lại bắt đầu với ngành bàn chải đánh răng LIPZO – Cười toả diệu kỳ?
Diligo là tâm huyết của anh, anh khởi nghiệp từ lòng biết ơn và yêu thương đồng bào, sự biết ơn tổ quốc và đó cũng là sự “Tử tế từ tâm” anh dành để trả nợ lời nói dối với khách hàng từ khi anh mới ra trường.
NHÂN DUYÊN NHÀ SÁNG LẬP: Khởi nguồn từ lòng biết ơn và yêu thương đồng bào, tổ quốc đã tin tưởng và trao cho anh lòng tin yêu, mua những sản phẩm anh và đội ngũ nhân viên đã truyền bá, tặng mẫu khi mới ra trường đi làm cho tập đoàn nước ngoài. Một sản phẩm bàn chải luôn quảng cáo số 1, nhưng sự thật thì khi đánh răng nó đã bị rụng lông và gãy cán. Anh nhận ra mình đã làm điều tồi tệ và mắc nợ đồng bào vì mình và đội ngũ nhân viên đã nói dối họ. Mình đã mắc nợ một lời nói! Từ một món nợ từ thủa mới ra trường này nó đã cắn dứt lương tâm anh, mình cần phải bù đắp lại lòng tin đồng bào đã dành cho mình bằng việc cần phải tạo ra sản phẩm chất lượng số 1 như lời nói mình đã nợ đồng bào.
SỰ THẬT SỐ 1: Khi mới là sinh viên ra trường đi làm tiếp thị tại các vùng nông thôn, các chợ quê từ những năm 2000, anh thấy có quá nhiều đồng bào nghèo, khổ, sống trong bệnh hoạn, rượu, bia, ăn thịt, hút thuốc lào, thuốc lá và thói quen sỉa răng của đồng bào Việt Nam, dẫn tới hơn 90% Người Việt bị các bệnh về răng, lợi và ảnh hưởng tới thần kinh khi về già!
SỰ THẬT SỐ 2: Xuất phát từ tình yêu thương đồng bào tha thiết. Anh nhận ra đất nước mình đã hoà bình, nhưng nền kinh tế khó khăn muôn trùng, một nước nghèo là một đất nước yếu, hèn. Anh thương đồng bào và quyết định ước mơ xây dựng một môi trường mang tên Bên B với tôn chỉ: “Tử Tế Từ Tâm!” Tuổi trẻ cần “Ước mơ và hành động” Với biểu tượng là bông hoa 5 cánh, với ước nguyện Anh em đồng tâm, cộng hưởng, kết nối xây dựng ước mơ vươn ra 5 châu như ước nguyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Non sông Việt Nam có sánh vai với cường quốc, 5 châu hay không, chính là nhờ phần lớn vào công lao học tập của các cháu.” Hàng ngày anh tần tảo, cần mẫn tuyển từng nhân viên vào đào tạo, hướng dẫn, trực chỉ và kèm cặp mỗi ngày.
SỰ THẬT SỐ 3: Anh ước mong đưa tất cả anh em cán bộ nhân viên đi khắp 5 châu, bốn biển như anh đã được trải nghiệm, để mở mang tầm nhìn toàn cầu để “Thâu hết tinh hoa kim cổ lại, xây cao văn hiến nước non nhà”
Ceo Vũ Đức Sỹ: Có một cơ duyên nữa là khi anh mở công ty liên doanh với công ty Công nghệ thông tin của tập đoàn Hyundai, thì ông Chơn chủ tịch tập đoàn sang thăm, anh đón ông ấy và ông ấy chỉ cho anh là tại sao Hàn Quốc từ một đất nước nô lệ cho người Nhật, bị người Nhật chiếm đóng, phát triển như ngày nay chỉ mất có 40 năm. Ông ấy hỏi “tại sao người trẻ lại giỏi như anh lại không khởi nghiệp, lại chọn đi làm thuê?” Ông ấy thúc dục anh khởi nghiệp kinh doanh, ông ấy bảo khi xưa ông Park Chung-Hee truyền cảm hứng cho hàng ngàn thanh niên trẻ Hàn Quốc trước khi ra nước ngoài du học là “Các bạn có sứ mệnh đi học và quay về xây dựng đất nước” nên nhiều người đi sang Mỹ để học khoa học kỹ thuật, xe hơi, học ngành làm phim, giải trí, sang Ý để học làm thời trang, sang Nhật để học ngành điện tử, sang Đức, Thuỵ sĩ, Thuỵ điển để học ngành luyện kim, chế tạo máy rồi họ quay về xây dựng quê hương… Ông ấy kể Ông chủ tịch Tập đoàn Huyndai là người buôn đồ khô ở ngoài chợ, Ông chủ Tịch Samsung xuất phát từ Ông buôn gạo mà có các tập đoàn lớn ra đời vì lòng yêu nước. Ông Chơn nói với anh “Thế hệ của chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam là một thế hệ anh hùng, còn thế hệ của các bạn trẻ bây giờ (ông chỉ tay vào anh) là một thế hệ hèn nhát, một thế hệ chỉ nghĩ đi làm thuê cho Tây. Có kiến thức, được ăn học mà không chịu khởi nghiệp, xây dựng đất nước, không biết thương người dân đồng bào mình.”
Khi trẻ anh ước mơ học và sống bên Mỹ, vì nghĩ Mỹ là thiên đường, nhưng khi sang học và làm việc với bạn anh, anh thấy Mỹ không phải là thiên đường vì người bạn anh kinh doanh trong ngành chuỗi cung ứng cho hệ thống tiệm nail có tài sản gần trăm triệu USD nhưng vợ bị ung thư chết, gia đình cực kỳ bất ổn, sống không có hạnh phúc chân thật, anh và chị Liên cuối tuần Từ New Jersey vào New York để đi xạ trị, hoá trị, khi thấy chị đau đớn tột cùng vị ung thư vú, anh sợ chết và hoảng loạn tinh thần khi sống cùng anh chị ấy. Anh mới nghiên cứu dữ liệu mỗi năm Mỹ khoảng 2,3 triệu ca ung thư mắc mới, và nước Mỹ chi tới khoảng 4000 tỷ usd cho sức khoẻ mà dân Mỹ tập Gym rất to mà khi bị tai biến, tiểu đường, ung thử đổ kềnh ngồi trên cái xe lăn thì nặng hàng tạ thịt, anh phát hiện ra người thịt to rất yếu, toàn mà máu, gan nhiễm mỡ, anh phát hiện họ ăn toàn thực phẩm công nghiệp nhanh béo mập, bệnh hoạn khủng khiếp. Anh nhận ra con gà ta nó bé nhưng khoẻ hơn con gà Công Nghiệp em ah! Anh quyết định trở về Việt Nam, gần gia đình đời sống tinh thần nó quan trọng hơn đời sống vật chất. Anh nhận ra giấc mơ Mỹ “American dream” không phải là thiên đường là thói quen cày tiền đến chết.
Khi về Việt Nam anh thành lập công ty có duyên hợp lại là ngày 19 tháng 5 trùng ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ lúc nào cũng khơi nguồn cảm hứng xây dựng đất nước, anh luôn nhớ lời bác dạy “Non sông Việt Nam có sánh bước với các cường quốc năm châu hay không là nhờ phần lớn vào công sức học tập của các cháu”. Nên mình nghĩ đã đủ kinh nghiệm, đã bôn ba 3 miền Bắc Trung Nam, rồi ra nước ngoài lọ mọ đi khắp nơi lúc này cần khởi nghiệp.
Câu 3: Là một Doanh nhân cũng là một cư sĩ, anh đã ứng dụng phật pháp vào văn hóa kinh doanh như thế nào để doanh nghiệp phát triển trường tồn?
Ceo Vũ Đức Sỹ: Oh, Anh xin chia sẻ là khi anh ở Mỹ anh bị nhiễm thói quen sống kiểu Tây bị ức chế tâm (stress) rất là nặng, anh về anh bị bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, bệnh xoang, bệnh trĩ nhẹ…đặc biệt là tâm bệnh rất dễ tức giận, nóng tính lắm. Khi anh sống không có hạnh phúc và bất ổn toàn diện về: Tư tưởng, Tinh thần, sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, tương lai con cái, thời gian, mối quan hệ, công việc, tiền bạc, tài chính…anh rất là khổ, nên anh nhớ lại tuổi thơ lúc anh hạnh phúc nhất là lúc ra chùa ở và sống với Bà nội ở gốc cây Thị, nên anh quay về nghiên cứu Phật Giáo Nguyên Thuỷ của Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật dạy chúng ta nền đạo đức nhân bản nhân quả “Đạo đức là sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ chúng sinh” Bài căn bản Đức Phật dạy chúng ta về 4 sự thật cao quý 1 kiếp người và 8 chánh đạo là phương pháp diệt hết khổ. Một kiếp người có 4 nỗi khổ lớn là sinh sống khổ, già khổ, bệnh khổ và chết khổ. Phật dạy mình làm chủ 4 nỗi khổ này và diệt nó đi là hết khổ. “Như vậy Phật pháp giúp ta chuyển đổi nhân quả của chính mình, đưa mình từ khổ đau đến giải thoát, từ bất hoà đến hoà hợp, từ hung ác đến hiền lành, từ gian xảo đến thành thật, từ ghét bỏ đến thương yêu, từ hận thù đến tha thứ, từ lo lắng, sợ hãi đến thanh thản, an lạc, vô sự” Trí tuệ của Đức Phật là Giới -> Định -> Tuệ nó có công năng chuyển hoá hoàn toàn cuộc đời mình nhờ sự hiểu biết như thật sự thật một kiếp người mà không phải cầu, cúng, tụng niệm, lễ bái hay trông chờ vào thế giới vô hình ban phước hay dáng hoạ cho mình. Cuộc đời là của mỗi người, ai gieo nhân nào thì gặt quả ấy, nhân thiện quả thiện, nhân ác quả ác. Khi anh học trí tuệ, đạo đức nhân bản nhân quả của Đức Phật anh thấy một kiếp người không được học Phật thật là uổng phí một kiếp người dù đó là ai trong xã hội. Nhờ vậy anh ứng dụng cho bản thân sau 6 tháng kết quả thật viên mãn là toàn bộ tâm bệnh, thân bệnh khỏi sạch, mình trẻ ra, khoẻ ra, gia đình hạnh phúc, mọi việc xung quanh rất thuận lợi, nhân viên, vợ con, gia đình thấy mình thay đổi họ hạnh phúc vô vùng. Anh nhận ra tất cả khổ đều do mình tạo ra cho chính mình, không có ai đem tới cả, nó như mình cầm dây trói vào mình và tìm cách thoát ra không được. Từ trải nghiệm bản thân anh, anh hiểu được con người là khởi nguồn của phát triển và cũng là kết quả của phát triển để mang về lại cho con người, và con người, doanh nghiệp muốn phát triển trường tồn thì cần phải ứng dụng “Nền đạo đức nhân bản, nhân quả của Đức Phật”. Bởi vì tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp nó bắt đầu từ sự hiểu biết của con người. Một là từ tầm nhìn đúng và thống suốt, hai là suy nghĩ đúng thông suốt, ba là kế hoạch đúng, bốn là hành động đúng đích ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, từng giai đoạn nó chỉ là những mảnh ghép lại thì thành, tan ra thì hết, nó là tầm nhìn của nhân quả và duyên hợp của tự nhiên. Nên xây dựng Văn hóa là cái cốt tủy, là kim chỉ nam xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại, tương lai, tầm nhìn về nhân quả và duyên hợp mà thôi. Thế nên con người mà có sự hiểu biết như thật, có đạo đức sẽ tạo ra các sản phẩm cả thế giới cần, người ta tin dùng, thấy kết quả lợi ích lâu dài là người ta mua. Sản phẩm ấy Tử tế thì nó tự marketing, người tiêu dùng tự nhân bản truyền miệng, mạng xã hội đại chúng lan ra toàn cầu nhanh lắm, tự lan tỏa ra mà không cần quảng cáo hay truyền thông nhiều cho công ty, mà Diligo Holdings là một công ty như vậy 18 năm qua chưa bao giờ quảng cáo trên kênh truyền hình nào. Diligo bán hàng tỷ sản phẩm hàng năm mà chưa bao giờ quảng cáo trên tivi. Nhờ cái “Tử tế từ tâm” đấy mà thương hiệu Lipzo và Niva được xuất khẩu sang Dubai, Nhật bản, Mỹ, Hà Lan… Nhờ vậy công ty vượt qua đại dịch covid- 19 rất ngoạn mục. Lúc khó khăn nhất, công ty chuyển nhà máy từ huyện Đông Anh về Bắc Ninh, người công nhân họ sẵn sàng chuyển chỗ ở theo, ở nhà trọ để làm việc lo cho công ty. Đó là cái tình thương, nó là tình người mà không tiền nào mua được, cơm ăn mua được, biệt thự mua được, xe hơi cũng mua được nhưng làm sao mua được tình thương yêu, mua được sức khoẻ, hạnh phúc gia đình phải không em? Lãnh đạo công ty coi trọng sự sống của mình thì cần coi trọng sự sống bình đẳng của công nhân viên, khách hàng, có yêu thương người công nhân họ mới không bao giờ bỏ mình lúc khó khăn. Bởi vì người ta biết ơn, cái ơn thứ nhất là ơn giáo dục để người ta hiểu đạo đức nhân bản nhân quả, mang văn hóa, trí tuệ, đạo đức cho người ta để người ta hiểu vì sao mình khổ, tại sao người ta nghèo cả trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức, vật chất, tư tưởng, tinh thần? Bây giờ người ta học để giải thoát cái nghèo mà chủ doanh nghiệp lại là giảng sư cho họ, dạy cho công nhân từ một người nghiện trả thành người thương yêu gia đình, vợ con mà từ bỏ nghiện rượu, nghiện thuốc lào, thuốc lá, nghiện chửi tục, nghiện cờ bạc, nghiện trộm cắp, nghiện xả rác, nghiện chửi tục chửi thề, nghiện sân hận tiêu cực, nghiện game, nghiện cãi vợ, cãi cha mẹ đều bị quả báo khổ đau, bất hạnh. Người chủ doanh nghiệp đấy chính là tấm gương đức hạnh và tài năng, là người thầy, người cha lành trong cuộc đời họ, khi người cha mẹ đẻ của họ chưa làm được giúp được họ. Cứu giúp họ toàn diện, dạy họ giải thoát khỏi sự bần hàn, bần là nghèo, hàn là khổ đau, là cô đơn là giá lạnh trong tâm hồn của họ, từ đời sống tư tưởng tinh thần tới sức khỏe, vật chất. Từ trong gia đình họ yên ổn khỏe mạnh, họ lo được cho cha, cho mẹ, cho vợ cho con cái học hành tinh tấn, thì đấy chính là chuyển cái nghiệp từ khổ đau tới hạnh phúc. Nhờ vậy mà người công nhân họ rất biết ơn người lãnh đạo, biết ơn người chủ doanh nghiệp, nhờ người chủ doanh nghiệp là người thực hành, ứng dụng cho chính bản thân mình cho gia đình mình cho cả công ty mình. Người công nhân coi công ty như chính gia đình mình và người ta coi tài sản của công ty như tài sản của người ta, người ta không tham, sân, si, không bao giờ đi ăn trộm tiền của chính mình phải không ah?…vì người ta thấm người ta may mắn hữu duyên được biết, được hiểu 5 đạo Đức Phật dạy cho cư sĩ tu tại gia, đây cũng là một phần Văn hóa của Diligo. Con người Diligo luôn tu tập theo con đường trung đạo mà đức phật hướng dẫn từ Phật tử, đến cư sĩ, đến tu sĩ xuất gia đều là cấp độ của đạo đức không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ chúng sinh, trung đạo có nghĩa là rất cân bằng, tâm nó bất động, thanh thản, an lạc, vô sự, trước mọi cảnh xung quanh, đây là trạng thái giải thoát, không phải cầu, phải cúng, không tin vào thế giới vô hình vô đạo đức, vô nhân quả nào cả, mà tất cả đều là nhân quả của mình đây gọi là Phật Pháp ứng dụng. Ứng dụng vào bản thân, vào cuộc sống, vào gia đình, vào trường học, vào doanh nghiệp, công ty mình, 5 đạo đức Phật dạy là:
- ĐỨC HIẾU SINH: THƯƠNG YÊU MUÔN LOÀI VÀ BẢO VỆ SỰ SỐNG, KHÔNG NÊN SÁT SINH, HẠI MẠNG, HẠI VẬT.
- ĐỨC LY THAM, BUÔNG XẢ: KHÔNG NÊN THAM LAM, TRỘM CẮP,THAM NHŨNG, LẤY CỦA NGƯỜI KHÔNG CHO.
- ĐỨC TRUNG THỦY: KHÔNG NÊN TÀ DÂM, TÀ MẠNG, TÀ HẠNH.
- ĐỨC THÀNH THẬT: KHÔNG NÓI DỐI, NÓI LÁO, NÓI LỜI THÊU DỆT, LẬT LỌNG, NÓI LỜI HUNG ÁC NHƯ BÚA BỔ, NHƯ RẮN ĐỘC, TRƯỜN UỐN NHƯ CON LƯƠN.
- ĐỨC MINH MẪN, SÁNG SUỐT, TỈNH TÁO, BÌNH TĨNH: KHÔNG NÊN UỐNG RƯỢU, BIA, CỜ BẠC, TỆ NẠN XH, DÙNG CÁC CHẤT KÍCH THÍCH LÀM SAY MÊ LÒNG NGƯỜI.
Còn văn hóa của Diligo gồm có 4 phần:
- Phần 1 là: 5 giới đức của Đức Phật
- Phần 2 là: Tình thần Lục Hòa của Đức Phật
- Phần 3 là: 15 Giá trị cốt lõi văn hoá Tử Tế Từ Tâm.
- Phần 4 là: 38 nguyên tắc để thành công có đạo đức và tài năng.
Văn hóa của Diligo rất đặc biệt, cần đi sâu hiểu rõ bản chất và hiểu về Phật pháp ứng dụng. Văn hóa Diligo tu được, hiểu được, ứng dụng được, đó là văn hóa đạo đức nhân bản nhân quả làm người, là công thức thành công cho từng cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, trường học, xã hội.
Công ty Diligo thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2006 trùng ngày sinh nhật Chủ Tịch HCM kính yêu! Mới đầu tên là D&G Việt Nam. Tôn chỉ là “Dream it & Get it” Ước mơ và hành động
- Trụ sở: Tầng 2, Toà nhà N03T5, Khu Đoàn Ngoại Giao, phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- VP2: Số 25, Toà nhà Green View, 25 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Q7. TP. HCM.
Nhà máy:
Khu CN Thuận Thành II, Thị Trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
- Cán bộ văn phòng toàn quốc: Khoảng 100 nhân sự.
- Đội ngũ bán hàng theo định biên: 580 cvpv
- Nhà phân phối chuyên trách: 99 NPP
- Điểm bán: 30.000 điểm
- Siêu thị: 6,000 siêu thị và điểm bán tiện lợi
- Số lượng công nhân làm việc kế hoạch: 500 người.
- Tổng khoảng 1,200 cán bộ nhân viên.