Chương I: ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG
MỘT TAI NẠN GIAO THÔNG
Năm ấy, chúng tôi đang học luyện thi tú tài phần hai, thì có hai người phật tử đến chùa thỉnh Thầy trụ trì và chúng tôi đến tụng đám tang cho một người vừa chết vì tai nạn giao thông.
Đến nơi, một người phụ nữ đội khăn tang, độ 34, 35 tuổi ra đón tiếp và mời chúng tôi ngồi.
Cô ta vừa khóc vừa nói: “…Chồng con đi làm về bị xe đụng chết, chết một cách tức tối, oan ức, chết trong đau khổ quá Thầy ơi!” Nói đến đây, cô ta nức nở nghẹn ngào không nói được nữa, đưa tay vuốt ngực… Rất lâu, nước mắt đầm đìa cô mới nói tiếp: “Xin Thầy từ bi thương xót, tụng kinh cầu siêu độ cho linh hồn chồng con”.
Thầy trụ trì an ủi: “Phật tử hãy bình tĩnh, đừng quá khổ đau, sanh ra bịnh tật. Rồi đây ai nuôi dạy mấy cháu còn quá bé thơ”.
Này các bạn lái xe, dù bất cứ lái các loại xe nào, các bạn có nghĩ gì về một tai nạn giao thông xảy ra không? Một tai nạn giao thông xảy ra đã để lại một người mẹ trẻ vừa goá chồng và ba đứa bé thơ dại. Tội tình gì mà những người này phải chịu khổ đau như vậy hỡi các bạn? (28)
MỘT HÌNH ẢNH THƯƠNG TÂM
Một tai nạn giao thông đã để lại một hình ảnh thương đau: “Một người mẹ goá chồng và 3 đứa con thơ dại”. Nhìn hình ảnh này các bạn lái xe nghĩ sao? Có đau lòng không hỡi các bạn? (Ảnh tai nạn giao thông trên báo mạng VietNamNet.vn ngày 14/04/2011)
Ai đã làm ra thảm cảnh khổ đau này?
Sự bất cẩn ư! Sự cẩu thả, sự say sưa rượu chè, sự mệt nhọc ngủ quên, hay một sự lo toan đang ray rứt trong tâm hồn các bạn, hay một nỗi lo buồn về gia đình hoặc một sự thất vọng về một điều gì, hay bị kích động máu anh hùng “Xa lộ” mà quý bạn đã gây ra thảm cảnh này?
Quý bạn hãy suy nghĩ lại đi: Một tai nạn giao thông xảy ra chết người hoặc làm cho cơ thể tàn tật suốt đời. Đó đâu phải là sự ngẫu nhiên phải không hỡi quý bạn?
Đó là một hành động thiếu trách nhiệm và (29) bổn phận, thiếu lương năng và lương tri, thiếu đạo đức nhân bản làm người.
Các bạn đâu phải là cỏ cây, gạch đá mà không biết đau khổ hay sao?
Một tai nạn giao thông xảy ra đâu phải có một người đau khổ, mà bao nhiêu người đau khổ, phải không hỡi các bạn?
Và sự đau khổ ấy đâu phải chỉ trong chốc thời, mà còn kéo dài suốt cả đời người các bạn ạ!
Ba cháu bé thơ dại ấy làm sao tìm lại được người cha thân yêu mà các bạn đã vô tình cướp mất; một sự mất mát lớn lao, một sự khổ đau đã gieo nặng trong tâm tư suốt cuộc đời của ba cháu bé thơ này. Dù ba cháu bé này lớn khôn cho đến ngày lìa đời, lìa cuộc sống này, chúng cũng không làm sao biết được sự âu yếm, sự che chở, đùm bọc, dạy dỗ, nuôi dưỡng và lòng thương yêu của một người cha, mà cuộc đời của chúng luôn thầm ước ao có được, nhưng làm sao có được hỡi các bạn?
Rồi đây, mẹ chúng sẽ tái giá, có một người chồng khác, thì sự thương yêu của người cha ghẻ có bằng người cha ruột hay không? Hay chúng phải bỏ học, để rồi một người chị tuổi còn học trò mà phải tảo tần để nuôi hai đứa em thơ dại. Trước cảnh đau lòng này quý bạn nghĩ sao? Có thương tâm không hỡi các bạn? (30)
Một tai nạn giao thông xảy ra để lại trong lòng chúng ta những nỗi đau thương, tê tái tận tâm can, như ai bứt từng đoạn ruột.
Hôm nay ngồi đây, hồi tưởng ghi lại những hình ảnh ngày xưa, mà lòng chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Nghĩ đến cuộc đời bơ vơ cơ cực của các cháu bé thơ này, chúng tôi không cầm được giọt nước mắt.
Thưa các bạn! Hỡi các bạn lái xe! Dù bất cứ loại xe nào, các bạn cũng không có lỗi. Nhưng chúng ta có lỗi các bạn ạ! Gia đình chúng ta có lỗi! Xã hội có lỗi! Đất nước có lỗi! Tại sao vậy?
Lỗi vì đất nước, vì xã hội, vì gia đình và vì chúng ta không có một nền đạo đức nhân bản. Vì thế chúng ta không được giáo dục về trách nhiệm, về bổn phận của mỗi con người phải sống và hành động không làm khổ mình khổ người như thế nào? Do chúng ta chưa biết, chưa học đạo đức, vì thế chúng ta không có lỗi.
Hôm nay, chúng tôi ngồi ghi lại những hành động sống có đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, để các bạn biết và hiểu; để các bạn tránh những hành động thiếu đạo đức có thể gây ra sự khổ đau cho mình, cho người; để giúp cho quý bạn có một hành động sống, sống bình thường nhưng rất cao thượng: không làm khổ mình, khổ người; để giúp cho các bạn luôn luôn có một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự; để (31) giúp cho các bạn tìm được một hạnh phúc chân thật trong cuộc đời.
–o0o–
MỌI NGƯỜI HÃY HỌC LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC ĐI ĐƯỜNG
1/ Điều một: Chúng tôi xin nhắc nhở quý bạn, khi lái xe có tốc độ từ 10 cây số một giờ đến 100, 200 cây số một giờ thì quý bạn phải học về luật lệ giao thông đường bộ, để biết luật lệ đi đường. Đó là quý bạn đã thực hiện được đạo đức giao thông
Vì hiện giờ số người gia tăng, khắp nơi nơi, bước ra đường người là người, đông như kiến cỏ. Vì thế, nếu chúng ta không học luật lệ đi đường thì chúng ta không rõ. Mà không rõ luật đi đường thì có thể gây ra tai nạn giao thông. Một tai nạn khủng khiếp, chết người thê thảm, làm đau khổ nhiều người các bạn ạ!
Hành động không hiểu rõ luật lệ giao thông đường bộ là một hành động thiếu đạo đức nhân bản, thường sẽ làm khổ mình, khổ người các bạn ạ!
Vậy, trước khi lái xe các bạn hãy học luật lệ đi đường rồi mới lái xe, thì mới bảo đảm sinh mạng của các bạn và mọi người. Các bạn nên nhớ kỹ nhé! (33)
Học luật lệ giao thông đường bộ, đó là trách nhiệm và bổn phận đạo đức làm người của các bạn! Các bạn cần phải hiểu, hiểu một cách sâu xa, vì sự sống của mọi người, của chính các bạn nữa.
Khi lái xe các bạn hãy tư duy suy nghĩ, hãy thương sự sống của mọi người, của chính các bạn. Chỉ trong gang tấc và trong chớp mắt không làm chủ được xe bạn, là tai hoạ sẽ đến tức khắc. Một sự khổ đau vô cùng, vô tận các bạn ạ!
MỘT HÌNH ẢNH THƯƠNG ĐAU CỦA TAI NẠN GIAO THÔNG
Một hình ảnh thương tâm của tai nạn giao thông để lại: “Tuổi trẻ và tương lai còn đâu nữa?” (Ảnh trên Internet)
Nếu các bạn không học luật lệ giao thông (34) đường bộ khi lái xe, lương tri và lương năng của các bạn sẽ không tha thứ tội lỗi của các bạn đâu, khi mà các bạn gây ra tai nạn chết người.
Vì bảo vệ sự sống cho con người trên hành tinh này, nên mỗi quốc gia đều chế ra luật lệ giao thông đường bộ, để giúp cho con người khi lái xe không gây ra tai nạn khổ đau, mất mát và thương tâm.
Vậy các bạn hãy nhớ! Trong thời đại của chúng ta hiện giờ, lượng xe cộ trên đường đông như mắc cửi, và xe chạy với tốc độ nhanh như gió. Vì thế, từ trẻ em đang học ở cấp I, cho đến những người già cả đều phải học luật lệ giao thông đường bộ, để tránh mọi tai nạn giao thông xảy ra trong khi đi đường.
Trong thời đại của chúng ta, phương tiện giao thông rất tiện lợi và nhanh chóng, thì sự học tập luật lệ giao thông đường bộ rất cần thiết và quan trọng hàng đầu, để bảo vệ sinh mạng của mọi người và của chính các bạn nữa, để những thảm cảnh khổ đau, thương tâm này không còn xảy ra nữa.
2/ Điều hai: Trách nhiệm và bổn phận về đạo đức giao thông mà mọi người cần phải hiểu biết cho rõ ràng, trong mỗi hành động khi bước chân ra đường.
Về đạo đức giao thông khi bước ra đường, trước tiên muốn băng qua đường, thì phải nhìn bên lề đường tay trái, khi không thấy có xe hoặc có xe còn đang chạy ở xa, thì ta hãy đưa cánh tay trái thẳng ra phía trước mặt, rồi bước ra giữa lộ, có nghĩa là đưa cánh tay ra dấu hiệu báo cho người lái xe biết ta đang băng qua đường, để người lái xe giảm tốc độ, thì mới có thể tránh được tai nạn giao thông. Khi đến giữa đường, ta lại nhìn về phía bên tay mặt, thấy không có xe hoặc xe còn đang chạy ở xa thì ta lại đưa cánh tay mặt thẳng ra rồi tiếp tục bước đi cho đến lề bên kia.
Hành động làm như vậy là hành động đạo đức giao thông không làm khổ mình, khổ người. Lúc nào ta muốn băng qua đường đều phải có hành động đạo đức như vậy, thì mới bảo đảm an toàn cho cuộc sống của mình, của người khác, nếu không có hành động như vậy mà muốn băng qua đường, là ta đã giết người và tự sát mình.
Người băng qua đường mà thiếu hành động này, đó là người thiếu đạo đức, người thiếu đạo đức giao thông này thì cũng giống như một con thú vật băng qua đường, tai hoạ sẽ đến. Tai hoạ đến không có nghĩa là do nhân quả tiền kiếp, tai hoạ đến là do nhân quả hiện kiếp, tức là do hành động thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả trong hiện tại. Cho nên, những hành động nhân quả thiện hay ác là những hành động vô đạo đức hay là có đạo đức. Nó được khẳng định hành động thiện là đạo đức, có nghĩa là hành động không (36) làm khổ mình khổ người, đem lại sự an vui cho mình cho người. Và hành động ác là hành động vô đạo đức, có nghĩa là hành động làm khổ mình khổ người, đem lại sự bất an, sự phiền toái, sự buồn khổ, v.v…
ĐI HÀNG NGANG GIỮA ĐƯỜNG LÀ THIẾU ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI
Các cháu học sinh lái xe đi đường như vầy là thiếu đạo đức, các cháu phải cố gắng học đạo đức làm người để xứng đáng là người công dân Việt Nam (Học sinh trường PTTH Di Linh đi xe đạp hàng 5, hàng 6, lấn cả một làn quốc lộ 20 – Ảnh trên Internet)
Một người đi trên đường cứ theo lề bên tay mặt mà đi là người có đạo đức giao thông, vì người ấy đi theo đúng luật lệ giao thông được nhà nước soạn thành bộ luật đi đường. Ngược lại, một người đi đường mà cứ theo lề bên tay trái mà đi là người thiếu đạo đức, sẽ xảy ra án mạng giao thông, gây đau khổ cho mình, cho người. Người đi đường như vậy là người thiếu (37) đạo đức, là người không học luật lệ giao thông. Người không học luật lệ giao thông cũng giống như một con thú vật đi ngoài đường, và sẽ xảy ra tai hoạ cho nhiều người, mang đến sự buồn khổ và thê thảm cho cuộc sống con người.
Hiện nay, khắp trên mọi nẻo đường đất nước, ngày nào cũng có xảy ra tai nạn giao thông, đó là vì mọi người không chịu học luật đi đường, và không học đạo đức cẩn thận đi đường. Không học luật lệ và đạo đức đi đường, nên vô tình đã biến mình thành những con người vô đạo đức.
Người học luật lệ đi đường mà không áp dụng luật lệ đi đường, để có những hành động thiếu đạo đức gây ra tai nạn chết người chết mình, làm khổ mình làm khổ người. Đó là những người không biết thương mình, không biết thương người; đó là những người quá tàn ác và tàn nhẫn, không còn có lương tri lương năng. Và như vậy những con người ấy là những người vô đạo đức, vô luật lệ giao thông. Nhà nước thi hành luật lệ giao thông phải trừng trị những người vô đạo đức, vô pháp luật này rất nặng bằng những hình phạt xứng đáng, để ngăn chặn những cái chết thê thảm và đau thương một cách vô lý. Dù là người đi bộ, mà đi không đúng luật giao thông thì người hành luật giao thông cũng phải phạt họ, phạt bằng tiền, bằng bắt buộc học luật giao thông. Có phạt như vậy mọi người mới chịu chấp hành luật đi đường nghiêm chỉnh. (38) Nhờ thế tai nạn giao thông mới chấm dứt.
Tai nạn giao thông được xem như vô tình “ngộ sát”, nhưng sự thật không phải vậy, không phải vô tình ngộ sát, mà do sự thiếu đạo đức cẩn thận nên biến mình trở thành người “cố sát”, tức là cố tự sát mình, cố sát người.
Biết chạy xe quá tốc độ, không làm chủ được tốc độ, chạy lạng lách cẩu thả, vượt qua mặt xe khác ẩu là những hành động thiếu đạo đức cẩn thận, tức là thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, thì sẽ đưa đến tai nạn giao thông, làm khổ mình và mọi người.
Vậy các bạn đi bộ hay lái xe, dù bất cứ một loại xe nào, xe lớn hay xe nhỏ, nhỏ như xe đạp, chậm như đi bộ, các bạn đều phải học luật lệ giao thông. Tại sao vậy?
Tại vì luật lệ giao thông sẽ bảo vệ tính mạng của các bạn và của những người khác. Vì vậy, luật lệ giao thông là một môn học bảo vệ sinh mạng rất cần thiết cho mọi người trong thời đại hiện nay.
Nếu các bạn không học luật lệ giao thông, thì các bạn đi bộ hoặc đi xe đều đi càn, chạy xe ẩu, chạy xe không đúng luật lệ đi đường, thì chính các bạn đã gây ra tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông (27) là một tai nạn thảm khốc và thương tâm nhất, khiến cho người ngoài cuộc vẫn đau lòng, vẫn xót xa, vẫn ghê rợn. Cho nên người đi (39) bộ cũng phải bắt buộc học luật lệ giao thông. Tại sao vậy?
Vì người đi bộ đi không đúng luật giao thông vẫn gây ra tai nạn thảm khốc, chứ không riêng gì người lái xe. Người đi bộ cũng phải cẩn thận như người lái xe. Nói chung khi bước chân ra đường, người đi bộ cũng như người lái xe đều phải học đạo đức giao thông, để thấy trách nhiệm và bổn phận bảo vệ trong cuộc chung sống của loài người trên hành tinh này. Phải có ý thức về sự bảo vệ mạng sống của nhau, thì việc học luật lệ giao thông và đạo đức cẩn thận giao thông là điều rất cần thiết của mọi người. Nếu chúng ta không biết bảo vệ mạng sống của nhau, thì không có ai bảo vệ mạng sống của chúng ta bằng chính chúng ta. Người cảnh sát đứng gác trên các trục lộ giao thông là để bảo vệ mạng sống của mọi người, nhưng mọi người quá khinh thường mạng sống của mình, thì người cảnh sát giao thông cũng không bảo vệ được, vì thế mà tai nạn giao thông mới xảy ra hằng ngày. Cho nên, ngay từ bây giờ, nhà nước và nhân dân muốn tránh tai nạn giao thông thì phải xoá nạn mù đạo đức và luật lệ giao thông cho toàn dân. Hiện giờ số lượng xe chạy bằng động cơ có tốc độ cao ngày càng gia tăng, thì tai nạn giao thông ngày càng gia tăng lên gấp bội. Do đó, sự mất mát rất lớn của mọi người dân thay vì không có, mà phải chịu thật là đau lòng. (40) Phải không hỡi các bạn?
Người đi bộ mà không biết luật lệ giao thông sẽ băng qua đường, qua ngã ba, ngã tư, cua, quẹo, đi ngược chiều, vượt đèn xanh, đèn đỏ một cách ngu si, thì có thể xảy ra tai nạn giao thông.
TAI NẠN GIAO THÔNG THƯỜNG ĐỂ LẠI THẢM CẢNH THƯƠNG TÂM
Con người không hiểu biết về đạo đức giao thông, nên vô tình đã gây ra tai nạn giao thông, để lại những thảm cảnh đau buồn cho mọi người còn sống (Một vụ tai nạn giao thông chết người tại TP Hồ Chí Minh – Ảnh trên Internet)
Người bất chấp luật lệ giao thông là người vô đạo đức, là người thiếu đức hạnh cẩn thận. Người thiếu đức hạnh cẩn thận và vô luật lệ đi đường như vậy là người tự làm khổ mình khổ người, là tự giết mình giết người, những người (41) như vậy là những người cần phải được pháp luật trừng phạt và trị tội đích đáng.
Yêu cầu Bộ Giáo Dục cần phải quan tâm cho chương trình học có thêm môn học về luật lệ giao thông đường bộ, và môn đạo đức học về đức hạnh cẩn thận giao thông đường bộ như:
1- Học đạo đức cẩn thận khi băng qua đường. Nếu đi bộ thì đưa tay ra hiệu, còn lái xe thì phải bật đèn lái và đưa tay ra hiệu để băng qua đường. Đó là hành động đạo đức, nếu băng qua đường mà thiếu hành động này là người vô đạo đức.
2- Học đạo đức cẩn thận khi đi đường, là để bảo vệ sinh mạng của mình của người khác, khiến cho tai nạn giao thông không xảy ra. Và như vậy không làm khổ cho mình, cho nhiều người, nên phải đi sát trong lề, đi bên lề tay phải, không được đi bên lề tay trái. Đi ngông nghênh giữa đường hoặc đi bên lề tay trái là người thiếu đạo đức, là người sẽ làm khổ cho mình và nhiều người.
3- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi đến ngã tư, ngã ba, ngã sáu, ngã bảy, v.v… thì phải đi theo chiều bên lề tay mặt, không được ôm lề tay
4- Khi đến ngã ba, ngã tư không có đèn báo mà muốn băng qua đường, thì hãy đưa thẳng cánh tay trái về phía trước mặt rồi bước đi ra đường, khi đến giữa đường thì đứng lại, đưa cánh tay mặt về phía trước mặt rồi mới đi thẳng qua lề đường bên kia, đi chậm chậm không được chạy đại qua. Hành động làm như vậy là hành động đạo đức cẩn thận giao thông. Ngược lại không làm như vậy, mà cứ đi băng qua đường là thiếu hành động đạo đức, tai nạn giao thông có thể xảy ra và mang đến sự khổ đau cho nhiều người.
5- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi đi bộ hoặc lái xe đến chỗ cua quẹo, thì phải ôm chặt lề bên tay phải và giảm tốc độ xe chạy chậm lại. Quan trọng nhất là phải ôm chặt lề bên tay mặt, không được chạy xe giữa đường, không được chạy xe qua lề bên tay trái. Hành động giảm tốc độ xe và ôm chặt lề bên tay mặt của mình là hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người, còn ngược lại là hành động thiếu đạo đức. Là một con người, ai cũng mong muốn mình là người có đạo đức, chứ có ai muốn mình là người vô đạo đức bao giờ. Phải không hỡi các bạn?
6- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi gặp đường trơn, đường dốc, đường vòng, qua cầu, v.v… Khi lái xe gặp trường hợp này thì chúng ta giảm tốc độ để bảo đảm sự an toàn, (43) không được phóng nhanh, vượt ẩu, qua mặt trên những đoạn đường nguy hiểm này. Hành động giảm tốc độ, không phóng nhanh, không vượt ẩu, qua mặt trên những đoạn đường này là hành động đạo đức cẩn thận giao thông, sẽ không làm khổ mình khổ người. Hành động như vậy sẽ mang đến sự an vui cho mình, cho mọi người. Người lái xe mà có những hành động này là người đáng khen và đáng ca ngợi, là người biết thương mình thương người, là người đáng cho chúng ta kính trọng, yêu mến. Tuy những hành động đơn giản như vậy, nhưng nó mang đầy đủ tính chất tình thương cao thượng. Ngược lại, không làm được những hành động này là người không xứng đáng để chúng ta mến yêu và kính trọng, là những người đáng khinh bỉ, đáng chê trách. Vì những hành động tầm thường ấy ai cũng làm được, thế mà không làm là phải đáng trách, đáng phạt, v.v…
7- Học đạo đức cẩn thận giao thông khi thấy biển đề đường nguy hiểm, đường gợn sóng, v.v… thì chúng ta giảm tốc độ xe và giữ tay lái ôm chặt lề phía bên tay phải, cho xe chạy với sự điều khiển làm chủ tốc độ chiếc xe hoàn toàn. Những người lái xe có những hành động làm như vậy là người có đạo đức giao thông. Người lái xe có đạo đức giao thông là người không hề vi phạm luật lệ đi đường. Người không vi phạm luật lệ giao thông là người tuân (44) hành pháp luật của nhà nước, là một người công dân tốt. Người công dân tốt là một người làm cho đất nước của họ có trật tự, an ninh, khiến cho mọi người trong nước của họ sống được an ổn, yên vui. Và vì thế đất nước ấy được phồn vinh, thịnh vượng, luôn luôn mọi người không làm khổ mình khổ người. Dù chỉ là những hành động đi đường hoặc lái xe… Người có đạo đức nhân bản – nhân quả thì dù bất cứ những hành động nhỏ nhặt nào từ thân, miệng, ý của họ, họ cũng đều chú ý rất cẩn thận, để tránh khỏi sự vô tình làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Thường trong đời sống hằng ngày, người ta thiếu đạo đức nhân bản – nhân quả, chỉ vì người ta chưa rõ hành động nào của mình có đạo đức và hành động nào vô đạo đức. Chỉ cần lưu ý một chút là người ta nhận ngay được hành động nào có đạo đức và hành động nào không đạo đức. Hành động có đạo đức là những hành động không xảy ra sự đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài chúng sanh. Ngược lại, những hành động mang đến cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh sự khổ đau là hành động vô đạo đức. Cho nên, đạo đức giao thông là phải sử dụng sự cẩn thận, kỹ lưỡng… luôn thương sự sống của mọi người và của chính mình, lúc nào cũng phải tỉnh táo, sáng suốt và trí tuệ. Nhờ đó mới thực hiện được đạo (45) đức trọn vẹn, mới có một cuộc sống an vui, hạnh phúc chan hoà trong mọi cuộc sống.
CHẠY XE LẠNG LÁCH, VƯỢT ẨU LÀ ĐÙA GIỠN VỚI TỬ THẦN
(Nhóm thanh niên chạy xe lạng lách trong đêm Đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch Cup AFF ngày 28-12-2008, tại TP Hồ Chí Minh – Ảnh trên báo mạng VnExpress.net)
Chạy lạng, lách, vượt mặt, bất kể luật đi đường, đó là những người thiếu đạo đức. Những người vô đạo đức này còn tệ hơn loài thú vật, vì loài thú vật tuy không biết luật lệ giao thông, nhưng khi đi trong đoàn, trong bầy thì chúng còn đi theo thứ tự chứ không có lạng lách, vượt mặt con khác. Còn những người biết luật lệ đi đường mà cứ vi phạm, xem luật đi đường như không có, đó là loài ác quỷ La Sát, là một loại (46) người ngu si tự làm khổ mình khổ người, tự giết mình giết người mà không biết, tự làm cho bao nhiêu người khổ đau, mà những người khổ đau ấy toàn là những người thân thương của họ. Họ là những hạng người gì? Mà không thương mình, thương những người thân của mình. Họ là những hạng người gì? Mà xem mạng sống của những người khác như cỏ rác.
Cho nên, người đi đường mà không tuân thủ luật lệ giao thông là những người xem thường mạng sống của mình và của những người khác; là những người sát nhân mà trốn tránh tội giết người. Yêu cầu những nhà làm luật xem xét lại hành vi lạng lách, vượt mặt, chạy ẩu, chạy quá tốc độ ngoài đường, xem thường luật lệ giao thông, đó có phải là hành động cố sát giết người hay không? Nếu đây là một hành vi cố sát giết người, giết mình thì xin nhà nước xử phạt theo đúng luật hình sự tội giết người, để răn những người khác. Nếu không cương quyết xử phạt mạnh, thì trên các trục lộ giao thông trên khắp mọi miền đất nước không bao giờ chấm dứt nạn chạy lạng lách, vượt ẩu, chạy quá tốc độ, chạy xe xem thường luật lệ giao thông. Và như vậy tai nạn giao thông sẽ không bao giờ chấm dứt. Nếu nhà làm luật xem xét tai nạn giao thông là án mạng giao thông, thì tai nạn giao thông mới có thể chấm dứt.
Đứng về pháp luật, những người vi phạm (47) luật lệ giao thông là những người xem thường pháp luật của nhà nước. Pháp luật của nhà nước được đặt ra là để bảo vệ mạng sống và tài sản của nhân dân. Không có ai có quyền cướp mạng sống và tài sản của người khác. Những người xem thường luật lệ giao thông để gây ra án mạng là những người được xem là thủ phạm giết người, là một hung thủ.
MỘT HÌNH ẢNH COI THƯỜNG LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG
Các xe đò đua nhau dừng giữa đường Giải Phóng, khu vực gần bến xe Phía Nam, Hà Nội, để đón khách – Ảnh trên Internet)
Như vậy, người thi hành luật pháp phải phạt tiền rất nặng với những người vi phạm luật đi đường, từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ. Và khi đã gây ra án mạng thì phải kết tội xứng đáng với những người xem thường luật lệ giao thông đã (48) để xảy ra tai nạn chết người trong cảnh thương đau này.
Những người biết luật lệ đi đường là những người có bằng lái xe mà phạm luật đi đường gây ra án mạng giao thông, xin đề nghị những người cầm cân nảy mực pháp luật hãy trừng trị thích đáng. Nếu quả đúng do người lái xe gây án mạng thì xin kết án xứng đáng tội của họ, để họ không còn lái xe, để họ không còn gây ra án mạng nữa, để răn những người khác xem thường luật đi đường. Và vĩnh viễn những người này được người thi hành pháp luật thu hồi bằng lái xe, dù là xe hai bánh.
Người xem thường luật lệ giao thông là người vô đạo đức, khi thấy có mặt cảnh sát giao thông thì không dám chạy xe lạng lách, chạy ẩu, chạy xe ra vẻ là người chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Nhưng khi không có cảnh sát giao thông thì lái xe bất kể sinh mạng mọi người, xem sinh mạng mọi người như cỏ rác. Người cảnh sát thi hành luật lệ giao thông phải phạt rất nặng đối với những hạng người này, để bảo vệ sinh mạng và sự an vui cho những người khác.
GIÁO DỤC LUẬT LỆ VÀ ĐẠO ĐỨC GIAO THÔNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
Chúng tôi xin đề nghị và yêu cầu Chính phủ và Bộ Giáo dục của mỗi quốc gia trên khắp thế giới, hãy xem luật lệ và đạo đức giao thông đường bộ là một môn học như các môn học khác trong học đường. Môn học này rất cần thiết, thực tế và cụ thể để bảo đảm sinh mạng của con người, để tránh đi sự thương đau của những người khác.
Nếu hằng ngày chúng ta thống kê số người chết và bị thương về tai nạn giao thông trên khắp thế giới, thì con số ấy không phải là ít. Vì thế, những người có trách nhiệm bảo vệ sự sống của loài người trên hành tinh không thể xem thường môn học đạo đức này.
Ngay bây giờ, trong các học đường, từ Tiểu học, Trung học và Đại học phải được áp dụng môn học đạo đức về luật lệ giao thông đường bộ vào chương trình học tập của học sinh, sinh viên, để tránh sự mất mát, thiệt thòi khổ đau trên các trục lộ giao thông. Môn học này không những được áp dụng học tập trong các trường học, mà còn phải được áp dụng học tập rộng rãi (50) trong nhân dân, từ thành thị đến nông thôn. Đó là một biện pháp hay nhất để giảm và chấm dứt tai nạn giao thông đường bộ, để không còn phải chứng kiến những cái chết thê thảm và đau thương.
NHỮNG NẠN NHÂN TRONG MỘT VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG KHỦNG KHIẾP
Một tai nạn giao thông xảy ra đã để lại cái chết thê thảm cho bao nhiêu người, và biết bao nhiêu gia đình đau khổ (Theo thống kê của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2011, toàn quốc có hơn 12.000 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Như vậy, trong vòng 1 ngày có khoảng 57 người chết và bị thương – Ảnh trên báo mạng VietTinNhanh.net)
Muốn tránh những tai nạn thảm khốc, thê lương này xảy ra trên khắp mọi nẻo đường đất nước, thì việc học luật lệ và đạo đức giao thông là một điều cần thiết không thể thiếu được. Nó phải được xem là môn học chính, có hệ số điểm cao trong các kỳ thi tốt nghiệp. Có vậy các em (51) mới nỗ lực học tập kỹ lưỡng.
Trẻ em từ Tiểu học, Trung học đến Đại học đều phải có những tiết học về luật lệ và đạo đức giao thông đường bộ. Ít nhất một tuần lễ phải có hai giờ học về môn học này. Học sinh cấp ba các trường Trung học phổ thông bắt buộc các em dù nam hay nữ đều phải có bằng lái xe hoặc chứng chỉ, thì tai nạn giao thông sẽ ít xảy ra.
Nhất là bắt buộc sinh viên Đại học từ 18 đến 20 tuổi đều phải có bằng lái xe hoặc chứng chỉ lái xe, để xác nhận mình có học và đã thi đậu môn đạo đức giao thông.
Các em nên nhớ, không những học luật lệ giao thông mà các em còn phải học đạo đức giao thông để thấy trách nhiệm và bổn phận làm người. Vì trách nhiệm và bổn phận làm người là phải sống có đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người.
Đạo đức giao thông và luật lệ giao thông là một môn học trong đại bộ môn đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, là con người ai cũng cần phải học và hiểu biết đạo đức này. Có học như vậy các em ra đường lái xe mới không chạy ẩu, chạy lạng lách, chạy nhanh, hay qua mặt, vượt mặt một cách thiếu cẩn thận, v.v…
Có áp dụng môn học luật lệ và đạo đức giao thông vào học đường như vậy, thì mới tránh khỏi xương máu của các em và những người (52) khác đổ xuống một cách đau thương mà không ích lợi.
MỘT LỚP HỌC ĐẠO ĐỨC VÀ LUẬT GIAO THÔNG
Chính phủ và Bộ Giáo dục cần phải quan tâm, phổ biến môn học đạo đức và luật lệ giao thông đường bộ trong mọi tầng lớp dân chúng (Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hồ Chí Minh, trong một tiết học về an toàn giao thông – Ảnh trên báo mạng GiaoDuc.net.vn)
Môn học luật lệ và đạo đức giao thông đường bộ rất quan trọng và cần thiết cho đời sống con người hiện nay, mà Chánh Phủ và Bộ Giáo Dục cần phải lưu ý nhiều hơn.
Lưu ý không chưa đủ, mà còn phải áp dụng ngay liền những môn học này vào học đường sớm chừng nào tốt chừng nấy. Vì đó là cách thức tiết kiệm máu xương của đồng bào dân tộc trong mỗi đất nước trên hành tinh này. (53)
Tóm lại, vấn đề tai nạn giao thông muốn được chấm dứt thì môn học đạo đức và luật lệ giao thông cần phải được áp dụng ngay liền, vào tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến những vùng cao nguyên miền núi, sớm chừng nào tốt chừng nấy. Vì đó là những hành vi đạo đức, xem thì bình thường, nhưng rất là cao thượng. (54)
–o0o–