VĂN HÓA NHẬT BẢN DO THÁI TỬ SHOTOKU ĐƯA VÀO HIẾN PHÁP 17 ĐIỀU TỪ NĂM 604 HÌNH ÔNG TRÊN TỜ TIỀN YÊN, ÔNG LÀ MỘT NGƯỜI HỌC PHẬT PHÁP NGUYÊN THỦY VÀ ỨNG DỤNG VÀO CUỘC SỐNG, TẠO THÀNH VĂN HÓA NHẬT BẢN, ĂN SÂU VÀO GIA ĐÌNH, XÃ HỘI, GIÁO DỤC, ĐỜI SỐNG, KẾ THỪA, PHÁT HUY.

1. Điều 1 trong Hiến Pháp Nhật bản năm 604 quy định: “Kính cẩn vâng lời, lấy lễ phép làm gốc”
2. Trừng phạt việc xấu ác, khuyến khích làm thiện: ” Họ không xả rác lung tung, không tè bậy, ỉa bậy, chửi tục, tranh cãi giữa đám đông, không ăn trộm, ăn cướp, tham nhũng, lấy của người không cho, không làm phiền người khác….”
3. Lấy tinh thần hòa hợp làm đầu, thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân, đạo đức hòa đồng tu. Tránh tranh luận hơn thua giữa đám đông để nuôi bản ngã. Giải quyết xung đột bằng thảo luận, tránh việc tranh cãi đúng sai, phải trái mất thời gian và tập trung đưa ra giải pháp.
4. Những cảm xúc tiêu cực trong tâm không được thể hiện ra, mà phải tự vượt qua.
5. Làm ăn lấy chữ tín làm Gốc…
Có thể nói, Thái tử Shotoku (Thánh Đức Thái tử) là một phần không thể thiếu trong niềm tin tín ngưỡng người Nhật. Không bàn về xuất thân, không nói về việc không nhận ngôi vị thái tử của ông, Diligo chỉ sơ lược về Hiến pháp 17 điều đã giúp Phật giáo hưng thịnh tại Nhật Bản thời Shotoku.
Xây dựng Giang Sơn hùng mạnh
Thái tử Shotoku đã thực hiện cải cách nhằm ổn định triều đình, ban hành “Hiến pháp 17 điều” dựa trên cơ sở Phật giáo, và “Quan chế 12 bậc” giúp Nhật Bản có được nền hành chính vững vàng, giảm bớt được quyền lực của dòng họ quý tộc, đặc biệt là dòng họ Soga.
“Quan chế 12 bậc” giúp hình thành các cấp bậc quản lý quan lại từ trung ương đến địa phương, giúp Nhật Bản có thay đổi triệt để theo cung cách quản lý mới với hiệu quả cao. Nó vẫn còn ảnh hưởng đến Nhật Bản ngày nay.
Shotoku cho phát triển vùng Ikaruga, rồi chuyển thiên đô về nơi đây, tránh việc bị chi phối bởi các dòng tộc kinh đô cũ.
Ông cũng mở rộng quan hệ buôn bán với nhà Tùy, mở tuyến đường thủy nhằm giao thương trực tiếp. Đồng thời để nêu cao vị thế của Nhật Bản, ông cho đoàn sứ giả đến nhà Tùy trình quốc thư nêu rõ: “Thiên tử nước mặt trời mọc gửi thư này tới thiên tử nước mặt trời lặn”.
Shotoku kính ngưỡng Phật giáo, đã cho người đến Trung Hoa tìm các kinh điển Phật giáo, rồi cho xây 7 ngôi chùa nhằm quảng truyền Phật giáo cho dân chúng, giúp Phật giáo hưng thịnh.
Dù tín ngưỡng Phật giáo, nhưng Shotoku cũng kính trọng Thần Đạo vốn là truyền thống lâu đời của người Nhật, tự tay viết “Kính thần chiếu” nhằm thể hiện sự tôn kính đối với Thần Đạo của mình.
Shotoku luôn ủng hộ tín ngưỡng của người dân, tạo điều kiện giúp Thần Đạo phát triển, dân chúng dù theo tín ngưỡng nào cũng được đối xử như nhau, vì vậy mà ông luôn nhận được kính ngưỡng từ dân chúng.
Tương truyền Thái tử Shotoku có khả năng đoán biết tương lai. Năm 618, ông xem xét sự thay đổi của tiết khí và thiên tượng mà biết trước có động đất nên lệnh cho dân chúng chuẩn bị trước, gia cố nhà cửa, nhờ đó khi động đất xảy ra không ai bị bất ngờ và không bị thiệt hại nhiều.
Tưởng nhớ
Năm 622, Thái tử Shotoku mất, dân chúng thương tiếc và tôn thờ ông, hình ảnh Thái tử luôn ở vị trí cao trong tín ngưỡng người Nhật. Đồng Yên nhật phát hành những năm 60 thế kỷ trước có in hình Thái tử Shotoku ở tờ 5.000 và 10.000 yên.
Trong 12 người khai sáng ra nước Nhật thì Thái tử Shotoku giữ một vị trí hết sức đặc biệt, được xem là người tạo ra nền tảng văn hóa to lớn cho người Nhật.